Diễn đàn trung tâm năng khiếu thể thao và nghệ thuật Đất Nam - đào tạo aerobic mầm non
Chào mừng bạn ghé thăm trang diễn đàn trung tâm năng khiếu Đất Nam! hay tham gia viết bài để nhận quà tặng từ trung tâm (một xuất học aerobic - múa dân gian - nhảy hiện đại miễn phí)

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn trung tâm năng khiếu thể thao và nghệ thuật Đất Nam - đào tạo aerobic mầm non
Chào mừng bạn ghé thăm trang diễn đàn trung tâm năng khiếu Đất Nam! hay tham gia viết bài để nhận quà tặng từ trung tâm (một xuất học aerobic - múa dân gian - nhảy hiện đại miễn phí)
Diễn đàn trung tâm năng khiếu thể thao và nghệ thuật Đất Nam - đào tạo aerobic mầm non
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn trung tâm năng khiếu thể thao và nghệ thuật Đất Nam - đào tạo aerobic mầm non

.


You are not connected. Please login or register

Chấn thương và cách đề phòng trong tâm luyện aerobic

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin
Admin

Chấn thương trong thể dục thể thao là những tổn thương do các lực bên ngoài tác động lên cơ thể khi tập luyện: Chấn thương có thể chia ra nhiều loại sau đây: Loại nhẹ (xây sát ngoài da), loại trung bình (bong gân, sai khớp), loại nặng (gãy chân, gãy tay) và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chấn thương xảy ra không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả học tập, khả năng lao động và công tác, mà thậm chí có thể dẫn đến những bất hạnh trong cuộc sống và tương lai của người tập. Còn gây tổn thương tâm lý của bản thân, cho đồng đội, cho gia đình và xã hội.
Do tính chất đa dạng về kỹ thuật động tác và cấu trúc đặc biệt của các dụng cụ thể dục thi đấu rất dễ dẫn đến chấn thương. Vậy để đạt được kết quả tốt trong tập luyện thể dục cần phải hết sức coi trọng công tác phòng ngừa chấn thương.


Nguyên nhân gây ra chấn thương và biện pháp phòng ngừa.

1. Nguyên nhân gây ra chấn thương:
- Công tác lên lớp không chu đáo: GV, HLV thiếu tính chủ đạo trong quá trình lên lớp, phương pháp dạy không phù hợp, tổ chức tập luyện thiếu chặt chẽ.
- Công tác bảo hiểm giúp đỡ không chu đáo, thiếu sự thống nhất giữa người tập và người bảo hiểm giúp đỡ, vị trí bảo hiểm không thích hợp.
- Công tác chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ trước khi tập luyện, chế độ bảo quản, kiểm tra chất lượng, kích thước của dụng cụ và bố trí sắp đặt không hợp lý...
- Trang phục tập luyện cá nhân thiếu hoặc không đúng qui cách như: Quần áo quá rộng, quá chật, không có dụng cụ bảo vệ tay, không dây bảo hiểm …
- Công tác kiểm tra, theo di sức khỏe chưa thường xuyên.

2. Những phương pháp phòng ngừa:
- Giáo viên phải luôn giữ vai trị chủ đạo ở trên lớp, thực hiện tốt các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy, tổ chức lên lớp chặt chẽ nghiêm túc:
- Cần chuẩn bị cho người tập đầy đủ các tiên đề về thể lực và kỹ thuật khi thực hiện động tác mới, phức tạp, các yêu cầu về lượng vận động người tập.
- Tránh các bài tập có lượng vận động quá cao, nguy hiểm cần chuẩn bị cho người tập đầy đủ thể lực, nắm chắc kỹ thuật và tâm lý vững vàng.
- Khởi động thật đầy đủ, toàn diện trước khi tập luyện. Không học động tác phức tạp khi mệt mỏi, chú ý đặc điểm lứa tuổi, giới tính.
- Nắm vững kỹ thuật động tác và phương pháp bảo hiểm.
- Với người tập: Cần tuân thủ theo qui trình tập luyện, dũng cảm tự tin và bình tĩnh trong khi tập luyện, tránh mạo hiểm khi chưa nắm vững kỹ thuật hoặc khi đã quá mệt mỏi.

Phương pháp bảo hiểm và giúp đỡ

1. Bảo hiểm: Là những hoạt động nhằm bảo vệ cho bản thân hay đồng đội trong tập luyện để ngăn ngừa chấn thương. Bảo hiểm gồm 2 loại:
- Tự bảo hiểm: Là những hoạt động thích hợp của bản thân người tập để đảm bảo an toàn cho mình khi thấy động tác có khả năng sai lầm dẫn đến nguy hiểm như: Co tay, co chân, gập thân, quay, lộn trước, buông từng tay ... vv.
- Bảo hiểm: Là những hoạt động của người dạy hoặc người cùng tập tác động vào người tập đúng lúc và thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người tập.
- Những yêu cầu khi bảo hiểm: Phải nắm vững kỹ thuật động tác, biết ra từng giai đoạn của động tác thường xảy ra sự cố, phải tập trung chú ý, vị trí và tư thế đứng thích hợp. Phải bình tĩnh xử lý và phải có trách nhiệm cao khi bảo hiểm.
2. Giúp đỡ: Là những hoạt động của người dạy hoặc người cùng tập giúp cho người tập có thể dễ dàng thực hiện các động tác mới học tạo được cảm giác chính xác về mức độ dùng sức, nhịp điệu và phương hướng khi thực hiện động tác và ngăn ngừa chấn thương xảy ra. Giúp đỡ có 2 loại:
- Giúp đỡ trực tiếp: Người làm nhiệm vụ giúp đỡ tiếp thêm sức cho người tập để họ hoàn thành động tác.
- Giúp đỡ gián tiếp: Giúp người tập thực hiện động tác bằng cách kích thích những tín hiệu vào các cơ quan cảm giác của người tập (xúc giác, thị giác, thính giác…) nhằm xúc tiến nhanh chóng quá trình hình thành kỹ thuật động tác.
- Phương pháp giúp đỡ gián tiếp:
+ Chạm người (nhưng không có tác động về lực), tay người bảo hiểm luôn đưa theo sự di chuyển của người tập chạm vào họ nhưng không nâng, đẩy mà chỉ đề phòng những trường hợp trật tay, vấp, ngã, mất thăng bằng … vv.
+ Dùng âm thanh: Người tập dùng sức chưa đúng nên dùng tín hiệu, âm thanh, tiếng hô, tiếng vỗ tay để giúp họ dùng sức được đúng lúc, xây dựng cảm giác về không gian, thời gian cũng như cảm giác về cơ bắp.
+ Dùng vật chuẩn: Dùng vật chuẩn, vật tự nhiên hoặc tự tạo để gây kích thích với cơ quan thị giác giúp người tập thực hiện động tác dễ dàng hơn.
Dụng cụ bảo hiểm giúp đỡ: Là những dụng cụ sử dụng nhằm bảo đảm an toàn và tiếp sức, giúp người tập thực hiện từng khâu hoặc cả động tác hoàn chỉnh.


Nguồn: giáo trình aerobic Đất Nam

https://mamnon.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết